Đặc điểm của kiến trúc nhà cổ Việt Nam có gì khác biệt?

Những kiến trúc nhà cổ Việt Nam từ trước đến nay luôn hấp dẫn mọi người nhờ vẻ đẹp đậm chất văn hóa dân tộc. Những kiến trúc này đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn phương Đông và phương Tây. Sự kết hợp này tạo nên nét đặc trưng riêng biệt nhất mà chỉ kiến trúc cổ Việt Nam mới có. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về kiến trúc này ngay dưới đây nhé.

Những nét đặc trưng của kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Một số nét đặc trưng của kiến trúc nhà cổ Việt Nam cần phải kể đến như sau:

Gian nhà

Đây là điểm mấu chốt của kiến trúc nhà cổ Việt Nam. Bởi các gian nhà được xây dựng không gian nhà đa chiều và khá rộng rãi. Cách thiết kế này rất phù hợp với đời sống gần gũi thiên nhiên lành mạnh. Thiết kế nhà cổ việt nam Việt Nam thường có ít nhất là 3 gian và tùy theo khả năng giàu có của gia chủ thì các gian nhà sẽ nhiều hơn. Thông thường các thiết kế buộc phải có gian chính là phòng khách, gian phụ được gọi là gian ngủ và gian bếp.

Các bức màn sẽ là vách ngăn giữa các gian trong nhà. Sở dĩ có điều này là bởi người xưa luôn quan niệm rằng không gian nhà ở phải luôn thông thoáng và hòa hợp với thiên nhiên. Các gian nhà cổ ở Việt Nam thường được quay về hướng Nam do khí hậu tốt cũng như điềm lành từ thiên nhiên.

kiến trúc nhà cổ việt nam

Các loại xà

Xà là vật liệu quen thuộc trong việc xây dựng giúp liên kết giữa các cột trụ, cột đinh để thiết kế thêm phần chắn. Cụ thể như sau:

  • Xà thượng chịu một lực lớn và nó giúp liên kết các cột cái của nhà, nên có chiều dài bằng với một ngôi nhà.
  • Xà nách nối cột con với cột cái để tạo nên một độ cong và dốc cho mái.
  • Xà tử thượng để liên kết các cột con và giữ thăng bằng cho phần mái nhà.
  • Xà tử hạ giúp liên kết các cột con của phần dưới ở độ cao vừa phải phù hợp với cửa.
  • Xà ngưỡng gọi là hệ thống bức bàn.
  • Xà hiên dùng để nối các phần cột ở phía hiên nhà thêm phần chắc chắn.
  • Xà nóc là loại xà được đặt cao nhất trong ngôi nhà chính là ở phần đỉnh mái.

Kết cấu mái

Về kết cấu mái nhà, người xưa rất thích biến nó trở thành điểm nhấn đặc biệt của ngôi nhà. Cụ thể:

  • Hoành là các dầm chính đặt nằm xuống bao phủ toàn bộ chiều dài và chiều rộng của ngôi nhà. 
  • Đui là loại dầm được đặt phía trên để dựng đứng mái nhà lên phía trên và giao với hoành.
  • Mè là những dầm phụ nhỏ giao với dui và hoành để tạo khoảng cách phù hợp để có thể lợp ngói.
  • Gạch màn là nguyên vật liệu được lợp trên lớp mè bao phủ cả phần mái và tạo độ phẳng. 
  • Lớp ngói mũi hài được lợp phía trên gạch màn, được dùng để tăng thêm độ chắc chắn cho mái nhà.

Cột nhà 

Cột là phần trụ đỡ toàn bộ sức nặng của ngôi nhà. Tùy vào kích thước của ngôi nhà mà người ta lựa chọn những cây cột to, tròn hoặc thanh mảnh để phù hợp nhất với thiết kế.

Các chi tiết khác

  • Cửa bức bàn được dùng ở giữa gian nhà để ngăn cách hoạt động bên trong và bên ngoài.
  • Con tiện gỗ được sử dụng để tăng tính thẩm mỹ cho những ngôi nhà cổ thời xưa.
  • Bờ nóc là phần trên cùng của ngôi nhà được đắp chắc chắn và được trang trí bằng các linh vật phong thủy.
  • Đầu đao như một chiếc lưỡi đao dài, nằm ở trên phần mái giúp tạo cho ngôi nhà luôn có điểm nhấn đặc sắc.

những kiến trúc nhà cổ việt nam

Các kiến trúc nhà cổ Việt Nam nổi tiếng nhất

Một số kiến trúc nhà cổ ở Việt Nam mà rất nhiều người biết đến như sau:

Kiến trúc nhà cổ tại Hà Nội

Kiến trúc nhà cổ tại Hà Nội thuộc kiểu nhà ống lâu đời với mái nhọn. Kiến trúc này được ảnh hưởng một phần từ kiến trúc Pháp. Những nét hoa văn trên ngôi nhà thường có độ sắc sảo nhất định và mang tính nghệ thuật cao. Những ngôi nhà thường được quét bằng vôi màu vàng nhạt hoặc cam và ban công ôm trọn vào cửa trên lầu. Kiến trúc cổ Hà Nội luôn có lầu, rất ít khi thấy được một ngôi nhà cấp 4 ở đây.

Kiến trúc nhà cổ tại Bắc Ninh

Đây là vùng đất cực chuộng nhà cổ 5 gian thông hiên cùng một sân lớn ở giữa. Kiểu kiến trúc này đã bị ảnh hưởng văn hóa bởi những ngôi đền, chùa lớn từ xa xưa. Vì thế, nó không chỉ mang nét truyền thống mà nó còn được trang trí với những nét hoa văn cầu kì tượng trương cho những văn hóa của con người nơi đây.

Kiến trúc nhà cổ tại Thái Bình

Loại kiến trúc này mang đậm kiến trúc Phật Giáo với phần lợp ngói và gạch luôn được hợp thành chắc chắn. Không khó để có thể thấy phần đường cong trên các góc mái luôn được trang trí bằng những linh vật của Phật Giáo. Đây là điểm đặc biệt của kiến trúc nhà cổ này.

Kiến trúc nhà cổ tại Huế

Đây là những kiến trúc đậm chất “nhà vườn” tạo nên vẻ đẹp thơ mộng của cố đô. Các chi tiết, hoa văn trên những bức tường, trên mái, trên trụ cột đều được chạm khắc tinh xảo. Ngoài ra, các góc mái không nhọn hay uốn cong mà nó chỉ vừa đủ để tôn lên nét độc đáo của ngôi nhà.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về kiến trúc nhà cổ Việt Nam mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn. Nếu bạn đang mong muốn sở hữu những mẫu thiết kế nhà phố ấn tượng, độc đáo dành cho riêng mình thì hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau nhe.

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG KIẾN A

Địa chỉ: 50 Trần Hưng Đạo, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP HCM

SĐT: 0931.533.688

Email: thietkexaydungkiena@gmail.com

Website: www.xaydungkiena.com

Fanpage: https://www.facebook.com/thietkethicongkiena/

0931.533.688