Lên kế hoạch thi công công trình chi tiết

Bất cứ nhà thầu hoặc nhà đầu tư nào trước khi tiến hành xây dựng thì đều cần lên kế hoạch thi công công trình. Việc lập kế hoạch cực kỳ quan trọng, nó quyết định công trình thành công hay thất bại, đồng thời giúp cho các chủ đầu tư và nhà thầu tránh được tối đa các rủi ro không đáng có. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về việc lên kế hoạch này ngay dưới đây nhé.

Các loại kế hoạch thi công công trình

Kế hoạch thi công công trình bao gồm 03 loại như sau:

  • Kế hoạch tổng tiến độ: Là kế hoạch được lập nên để chỉ đạo thi công cho một công trường hay một cụm, có khối lượng lớn, thời gian thi công dài. 
  • Kế hoạch tiến độ thi công công trình đơn vị: Hay còn gọi là kế hoạch tiến độ thi công hạng mục công trình. Đây là kế hoạch lập ra để chỉ đạo cho một công trình cụ thể. 
  • Kế hoạch tiến độ  ngắn ngày (tháng, tuần): Đây là kế hoạch lập ra để chỉ đạo thi công cho từng công việc, một nhóm công việc của một công trình trong thời gian 10 ngày hay 1 tháng. Kế hoạch này được lên chi tiết về khối lượng, thời gian và vị trí của từng công việc, nhu cầu về vật liệu, nhân công và các dụng cụ thiết bị phục vụ cho công việc. 

thời gian hoàn thiện

Nội dung và tác dụng của kế hoạch thi công công trình

Kế hoạch thi công công trình giúp nhà thầu và chủ đầu tư chỉ đạo quy định về trình tự khởi công. Và xác định thời gian thi công của từng công trình trên công trường. Bản kế hoạch này dùng một trong các yếu tố quan trọng như: vốn, nguồn nhân lực hoặc máy thi công làm điều kiện cân bằng. 

Kế hoạch tổng tiến độ có nội dung tổng quát. Và là cơ sở để xin cấp vốn, vật tư, nhân,… cho từng quý. Mặt khác đây cũng là cơ sở để các cơ quan Nhà nước cấp trên ổn định thời gian thi công cho từng đơn vị xây lắp. 

Cơ sở và nguyên tắc lập kế hoạch thi công công trình 

Muốn lập kế hoạch thi công công trình, chúng ta phải dựa vào những cơ sở và nguyên tắc sau:

Cơ sở thi công công trình

  • Phải nắm chắc các tài liệu ban đầu như: Hồ sơ thiết kế các công trình, tình hình địa chất, thuỷ văn,… của khu vực xây dựng. 
  • Tiền vốn đủ để đầu tư xây dựng cho các công trình trong công trường cũng như khả năng cung ứng các loại vật tư thiết bị và dây chuyền công nghệ. 
  • Thời gian xây dựng do Nhà nước quy định.
  • Đặc điểm thực tế của khu vực xây dựng như hệ thống giao thông, tình hình kinh tế, chính trị xã hội, mạng lưới điện – nước,…), khả năng về máy móc thiết bị thi công. 

Nguyên tắc thi công công trình

  • Phải nắm chắc quy mô xây dựng các công trình, công trường, nghiên cứu kỹ các loại hồ sơ thiết kế thi công nhà phố. Cùng với các quá trình công nghệ và đặc điểm cấu tạo của dây chuyền công nghệ trong công trình. 
  • Phải dự kiến các phương án tổ chức thi công sơ bộ rồi mới tiến hành lập kế hoạch tổng tiến độ.
  • Phải đảm bảo tính thống nhất giữa kế hoạch với biện pháp công nghệ xây lắp. 
  • Đảm bảo công bằng về tiền vốn, hoặc nhân công, đồng thời phải điều hoà được các hoạt động khác như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thi công,…
  • Ưu tiên các công trình trọng điểm. Nhưng phải chú ý đến công trình thứ yếu để đề phòng sự mất cân bằng.
  • Đảm bảo thi công liên tục, chú ý đến khả năng dự trữ gối đầu. Để có kế hoạch thi công không bị gián đoạn. 

cách để lên kế hoạch thi công công trình

Các bước lên kế hoạch thi công công trình

Các bước thực hiện kế hoạch như sau:

Bước 1: Xác định công việc

Việc đầu tiên là chúng ta cần phải xác định được các công việc cần làm. Và phân chia nhiệm vụ một cách cụ thể kèm theo các mốc thời gian cụ thể. Nội dung bảng theo dõi cần phải được xây dựng phù hợp với khung tiến độ và sát với yêu cầu của dự án.

Bước 2: Sắp xếp thứ tự công việc

Các bạn cần làm rõ mối quan hệ giữa các nhiệm vụ. Rồi phân chia thời gian để thực hiện từng đầu việc. Từ đây, chúng ta sẽ có thể tiến hành song song hoặc kết thúc cùng nhau và tập trung vào giai đoạn quan trọng.

Bước 3: Định hướng tài nguyên

Tài nguyên của một công trình sẽ bao gồm:

  • Nguồn lực nhân lực
  • Ngân sách tối đa để triển khai
  • Số lượng nguyên vật liệu, vật tư
  • Chi phí cố định
  • Thời gian tiến hành thực hiện và kết thúc cũng là một loại tài nguyên
  • Máy móc, thiết bị,…

Bước 4: Xác định thời gian thực hiện

Khi đã sắp xếp và phân chia công việc thì tiếp theo. Cần xác định thời gian triển khai để đảm bảo dự án chạy đúng dự kiến. 

thời gian hoàn thành công trình

Bước 5: Hoàn thành bảng tiến độ

Sau khi đã hoàn thành các bước cần phải sắp xếp tất cả thành một bảng kế hoạch thi công hoàn chỉnh. 

Bước 6: Theo dõi và quản lý

Sau khi bảng tiến độ đã hoàn thành thì nhà thầu. Hoặc nhà đầu tư sẽ dựa vào đó để thực hiện dự án theo đúng kế hoạch. Nhờ có bảng theo dõi tiến độ mà chủ đầu tư. Hoặc nhà thầu sẽ dễ dàng kiểm tra và biết được quá trình thi công. Đang đến giai đoạn nào, có trùng khớp hay không.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về kế hoạch thi công công trình, thi công nhà phố mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ đem đến cho các bạn những cái nhìn tổng quan nhất. Về việc lên kế hoạch cho một công trình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và miễn phí theo thông tin dưới đây nhé.

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG KIẾN A

Địa chỉ: 50 Trần Hưng Đạo, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP HCM

SĐT: 0931.533.688

Email: thietkexaydungkiena@gmail.com

Website: www.xaydungkiena.com

0931.533.688