Phong cách lối kiến trúc Đông Dương đẹp

Phong cách kiến trúc Đông Dương cho đến ngày nay vẫn giữ vẹn nguyên những nét đặc trưng của dòng chảy văn hoá Việt cũng như nét cổ kính nước Pháp. Những công trình này luôn gợi nhớ về một xứ sở Đông Dương kỳ vĩ. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển của kiến trúc này như thế nào và đặc điểm của nó là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Phong cách kiến trúc Đông Dương là gì?

Phong cách kiến trúc Đông Dương hay Indochine Style là phong cách thiết kế được người Pháp xây dựng bằng cách áp dụng kiến trúc Pháp vào các nước Đông Dương trong thời kỳ Pháp thuộc. Do đó, phong cách Đông Dương là điểm giao thoa giữa hai nền văn hóa châu Âu – châu Á.

Ở Việt Nam, phong cách này mang đến hơi thở văn hóa, vẻ đẹp truyền thống của dân tộc nước ta và phối hợp hài hòa với lối kiến trúc “chất Pháp”. Những công trình này vừa lãng mạn vừa cổ kính vừa hiện đại. Cho đến ngày nay, những giá trị kiến trúc Đông Dương để lại vừa hoài cổ, vừa mộc mạc và rất sang trọng, quý tộc. 

phong cách kiến trúc đông dương

Lịch sử ra đời và phát triển của kiến trúc Đông Dương

Trong suốt 61 năm thời kỳ Pháp thuộc, kiến trúc Pháp đã du nhập vào Việt Nam nên có những thay đáng kể để phù hợp với điều kiện địa phương. Bắt đầu từ năm 1880, thực dân Pháp áp đặt sự thống trị và đã thực hiện công cuộc khai thác trên mọi lĩnh vực.

Tại Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, người Pháp đã mang tới phong cách kiến trúc phương Tây bản địa. Một số phong cách kiến trúc cơ bản như sau: phong cách kiến trúc Tân cổ điển, phong cách kiến trúc Art Deco, phong cách kiến trúc địa phương Pháp,…

Từ những năm 30, 40 của thế kỷ XX, sự ảnh hưởng thuộc địa của Pháp ở Việt Nam bắt đầu giảm sút và thực dân Pháp bắt đầu đề cao nền văn hóa của các nước Đông Dương. Thêm vào đó, người Pháp đã nhận ra rằng khí hậu Việt Nam “khắc nghiệt”. Do đó, người Pháp đã cho nghiên cứu vào cải biến kiến trúc Pháp cổ thành kiến trúc Đông Dương để thích nghi với điều kiện không thuận lợi này.

Đặc điểm của phong cách kiến trúc Đông Dương

Một số đặc điểm của phong cách kiến trúc Đông Dương như sau:

Kỹ thuật và vật liệu xây dựng

Phong cách thiết kế này sử dụng những chất liệu và kỹ thuật mới. Hệ khung được làm bằng bê tông cốt thép nên có khả năng chịu lực cao. Ngói làm từ đá xám chẻ với gạch có họa tiết caro. Một số chi tiết hiện đại như cột thu lôi, cổng sắt uốn, bóng đèn điện,… cũng được sử dụng trong thiết kế này

Bạn quan tâm: thiết kế thi công nhà phố

Giải pháp kiến trúc

Để phù hợp với khí hậu Việt Nam, những công trình được thiết kế theo phong cách này sẽ được xây dựng hành lang và dàn pergola rộng rãi. Phần tường gần trần nhà sẽ được thiết kế các lam gió giúp thông thoáng và tận dụng nhiều ánh sáng. 

Dùng hệ mái khác biệt

Mái bằng hay mái ngói sẽ được sử dụng nhiều nhất cho các công trình kiến trúc Đông Dương. Mái ngói được nhô ra để che nắng mưa hiệu quả. Các seno thu nước nằm dọc phần mái và mái được trang trí những hoa văn ở đỉnh mái và góc cong của mái.

lối phong cách kiến trúc đông dương

Sử dụng hệ cửa

Cửa sổ được bố trí dày đặc để tăng sự thông thoáng. Phổ biến nhất là cửa chớp có thể giúp ngôi nhà thông gió ngay cả khi đóng kín cửa. Ngoài hành lang cũng được thiết kế cửa sổ để ánh sáng vào nhà nhiều nhất có thể. 

Một số công trình kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam

Những công trình kiến trúc được thiết kế theo phong cách kiến trúc Đông Dương phải kể đến như:

  • Bưu Điện Trung Tâm Sài Gòn.
  • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
  • Trụ sở Bộ Ngoại giao.
  • Trường Petrus Ký – Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về phong cách kiến trúc Đông Dương mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn phong cách thiết kế cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn đang mong muốn sở hữu những thiết kế đẹp nhất, ấn tượng nhất, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ lưỡng nhé.

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG KIẾN A

Địa chỉ: 50 Trần Hưng Đạo, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP HCM

SĐT: 0931.533.688

Email: thietkexaydungkiena@gmail.com

Website: www.xaydungkiena.com

Fanpage: https://www.facebook.com/thietkethicongkiena/

0931.533.688