Quy trình thi công nhà phố có tầng hầm

Việc thi công các công trình nhà ở luôn đòi hỏi ở chúng ta nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Tuy việc thiết kế nhà có tầng hầm để xe và xây dựng sẽ là phần việc của nhà thầu, của các bên công ty xây dựng. Nhưng chúng ta cũng nên nắm rõ một số quy trình cơ bản. Để việc giám sát thực hiện công trình có hiệu quả hơn. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ quy trình thi công nhà phố có tầng hầm mà bạn có thể tham khảo.

Tổng quan quy trình thi công nhà phố có tầng hầm

Việc thiết kế nhà thi công nhà phố có tầng hầm và xây dựng công trình nhà ở mặt phố có tầng hầm chắc không còn quá xa lạ. Người ta lựa chọn kiểu thiết kế tầng hầm nhà phố này rất nhiều hiện nay. Dưới đây là một số bước tổng quan thực hiện như sau:

Giai đoạn 1

– Chống sạt lở: trước khi tiến hành xây nhà tầng hầm chúng ta nên tiến hành chống sạt lở cho khu vực xung quanh công trình nhà ở của mình. Có rất nhiều cách chống sạt lở hiện nay. Bạn có thể tham khảo phương pháp phù hợp nhất để thực hiện.
– Gia cố nền móng: đây là bước vô cùng cần thiết đối với những vị trí xây dựng có nền đất yếu. Chúng ta sẽ tiến hành ép cọc, khoan cọc để gia cố cho nền móng thêm cứng cáp và vững chắc. Có như thế mới có thể thực hiện các bước tiếp theo một cách an toàn.
– Đào đất làm tầng hầm và vận chuyển ra khỏi khu vực ngôi nhà: muốn làm tầng hầm nhà phố thì bạn nên đo lường và tính toán kích thước thật cẩn thận. Sau đó sẽ đào đất một lượng như thế. Sau đó vận chuyển chúng ra khỏi vị trí của công trình để tiếp tục xây dựng.

Giai đoạn 2

– Thi công móng và sàn hầm: Chúng ta sẽ xây dựng bê tông để làm lót nền, lót móng. Sau đó đến lớp cốp pha. Đây là quá trình vô cùng gian nan và khó khăn trong việc thi công tầng hầm ở bất kỳ công trình nào. Chúng ta không được xao nhãng trong quá trình thi công móng và sàn hầm vì hai bộ phận này vô cùng quan trọng và đánh giá sự bền vững cho công trình, đặc biệt đối với việc thi công tầng hầm nhà cao tầng.
– Thi công vách tầng hầm: trong quá trình thi công vách tầng hầm bạn nên thực hiện công tác chống thấm cho tầng hầm luôn để sau này không phải mất thời gian và công sức để bảo trì, sửa chữa. Các công tác chống sạt lở cũng cần được áp dụng cho bước này.
– Đậy nắp hầm và thi công phần thô trên mặt đất: sau khi tháo hệ giằng cừ thì chúng ta sẽ đóng nắp tầng hầm khi đã xây dựng xong phần tầng hầm này. Sau đó sẽ tiến hành đến phần bê tông của tầng trệt.
thi công nhà phố có tầng hầm

Biện pháp thi công tầng hầm nhà phố

Trong khi thiết kế nhà tầng hầm và xây dựng chắc hẳn sẽ xảy ra nhiều sai sót. Đó là lý do mà bạn nên nắm rõ bản vẽ nhà phố có tầng hầm, phân tích và nghiên cứu thật cẩn thận các phương pháp thi công nhà phố sao cho phù hợp. Dưới đây là một số đánh giá ưu nhược điểm của một số phương pháp.  Giúp bạn dễ dàng lựa chọn được phương pháp nào sẽ phù hợp nhất với công trình nhà phố của mình. Để đảm bảo về mặt kỹ thuật được tối ưu nhất hãy thử qua các biện pháp thi công tầng hầm nhà phố dưới đây:

Gia cố bằng phương pháp cọc khoan nhồi

Phương pháp này chắc hẳn đã được rất nhiều công trình áp dụng. Đó là bởi vì nó mang lại nhiều tiện lợi trong quá trình thi công.

Ưu điểm:

– Có thể áp dụng thi công cho mọi loại đất xây dựng công trình.
– Có thể áp dụng lúc xây dựng tầng hầm sâu.
– Đảm bảo được an toàn với mọi quy mô công trình.
Nhược điểm:

– Chi phí thực hiện cao so với những phương pháp khác.
– Thời gian thực hiện dài hơn những phương pháp khác.
– Do đặc tính của phương pháp này mà trong quá trình thi công khu vực thi công có phần lầy lội và khó di chuyển. Chúng ta phải mất thời gian để dọn dẹp khu vực này.

Gia cố bằng phương pháp ép U thép 250 – 300mm

Gia cố bằng phương pháp ép U thép chắc hẳn đã khá quen thuộc với những ngôi nhà xây dựng tầng hầm.

Ưu điểm:

– Có thể tận dụng lại các u thép sau khi đã đổ bê tông lấp xong.
– Chi phí thực hiện rẻ.
– Các thiết bị và dụng cụ sử dụng phục vụ cho thi công đơn giản, cơ bản, dễ tìm.
– Thời gian thi công nhanh. Có thể nói đây là phương pháp thi công nhanh nhất trong số các phương pháp.
– Có thể thực hiện đối với những công trình ở khu vực đất bùn.
Khuyết điểm: Chỉ thích hợp trên các nền đất mềm. Không thi công được trên nền đá ong cứng.

Gia cố bằng phương pháp ép l thép 100 – 150mm

Ưu điểm:

– Chi phí thực hiện rẻ.
– Quá trình thi công nhanh chóng.
– Phù hợp với những nền đất cứng.
– Thiết bị và dụng cụ sử dụng trong quá trình thi công đơn giản.
Nhược điểm:

– Không thể tận dụng lại thép.
– Không thể áp dụng cho những công trình ở khu vực nền đất yếu.
Mỗi phương pháp xây dựng sẽ có những đặc điểm, ưu khuyết điểm riêng của mình. Nên bạn có thể tham khảo để lựa chọn sao cho phù hợp nhất với nhà ở của mình.

Các giải pháp thi công tường hầm

Trong quá trình thi công tầng hầm cho nhà phố. Thì bước thi công tường hầm chúng ta cần đặc biệt lưu ý. Khi đào đất cho việc xây dựng tầng hầm chắc chắn rằng chúng ta đã ảnh hưởng đến mạch nước ngầm hay kết cấu vùng đất của khu vực đó. Do đó việc thiết kế tường hầm cần được tính toán kỹ càng làm giải pháp không làm hư hỏng công trình xây dựng. Dưới đây là một số phương pháp xây dựng tường hầm mà bạn cần biết.

Tường vây Barrette

Đây là phương pháp đổ tường bê tông ngay tại chỗ. Tường bê tông sẽ dày khoảng 700 – 800mm để chắn và giữ được kết cấu ổn định của nền móng trong quá trình thi công. Cọc Barrette là vật liệu chính được sử dụng để xây dựng tường này. Các giải pháp để tường Barrette được giữ ổn định và vững chắc:

– Giữ ổn định bằng hệ dàn thép hình: chúng ta sẽ chồng các thanh chống lại theo chiều sâu của tầng hầm sao cho phù hợp. Phương pháp này có trọng lượng nhỏ để quá trình lắp đặt và tháo dỡ được diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên các mắt nối lại khá nhiều. Do đó chúng ta phải thực hiện từng bước kỹ càng. Nếu có sai sót trong các móc nối có thể khiến cho công trình không đảm bảo được sự ổn định cần có.
– Sử dụng phương pháp neo trong đất: đây là phương pháp đã được áp dụng khá phổ biến cho nhiều công trình khác nhau. Khi thi công hố đáo sẽ rất gọn gàng và có thể áp dụng cho những công trình có tầng hầm sâu. Tuy nhiên không nhiều đơn vị xây dựng có thể đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật của phương pháp này.

Tường bao bê tông

Với phương pháp tường bao bê tông dày khoảng 300 – 400mm có thể áp dụng các giải pháp sau đây:

– Giữ ổn định bằng tường tường cừ thép: các vật liệu cho phương pháp này rất dễ vận chuyển, lắp đặt và tháo dỡ. Hơn nữa, phương pháp này còn ít gây ảnh hưởng đến kết cấu của các công trình xung quanh. Chúng ta cũng có thể tái sử dụng các loại ván cừ.
– Giữ ổn định bằng cọc xi măng đất: đây là phương pháp thường được sử dụng ở những công trình có quy mô lớn tạo sự chắc chắn, ổn định cao.
thi công nhà phố

Một số rủi ro cần lưu ý trong quá trình thi công mặt bằng nhà có tầng hầm

Trong lúc thi công có thể xảy ra một số rủi ro sau nên bạn có thể lưu ý để có giải pháp hiệu quả:

– Sạt lở, sụt lún gây ảnh hưởng đến kết cấu đất, mạch nước của khu vực đó.
– Ảnh hưởng đến các công trình, nhà dân quanh đó.
– Thấm vách tường ở tầng hầm.
– Tầng hầm không được chắc chắn khiến bị nứt gãy ở sàn nhà.
– Những thông số thay đổi so với tính toán khi thiết kế tầng hầm để xe và lên kế hoạch.

Tổng kết

Quy trình thi công nhà phố có tầng hầm bao gồm nhiều công đoạn. Chúng ta cần lưu ý để theo dõi và giám sát công trình sao cho phù hợp. Liên hệ với chúng tôi. Để được tư vấn thi công nhà phố có tầng hầm để xe và thi công miễn phí. Cũng như tham khảo các mẫu nhà phố có tầng hầm nổi mới nhất theo thông tin dưới đây nhé

CÔNG TY THIẾT KẾ XÂY DỰNG KIẾN A
Địa chỉ: 50 Trần Hưng Đạo, P. Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP HCM
SĐT: 0931.533.688
0931.533.688